Người khuyết tật được lái ô tô hay không? Và câu trả lời của Bộ GTVT từ ngày 1/6/2017, người khuyết tật nếu đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe sẽ được tham dự thi lấy bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động.
Điều này được quy định cụ thể trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành để thay thế cho Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017 quy định về việc đào tạo, sát hạch đối với một số trường hợp đặc thù.
Cụ thể tại khoản 2, điều 43 của Thông tư này quy định rằng: Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 (ôtô chở người từ 4-9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.
Theo đó người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo. Phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo; cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái.
Đối với người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo thì cơ sở đào tạo có thể sử dụng xe ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái cho học viên. Ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động dành cho người khuyết tật, tại điều 44 quy định người dự thi sát hạch phải có đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch sẽ sử dụng loại xe này để thi.
Những người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe thi sát hạch. Ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.
Những người khuyết tật để đủ điều kiện tham gia dự thi giấy phép lái xe hạng B1 bắt buộc phải trải qua các bước khám sức khỏe của cơ quan y tế và phải đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe do liên Bộ GTVT – Y tế ban hành.
Do đó, người lái xe hạng B1 phải khai đầy đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ, sau đó mới được khám sâu 8 chuyên khoa lâm sàng như: tâm thần, thần kinh, mắt, tai – mũi – họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết ( đối với phụ nữ sẽ có thêm khoa thai sản).
Quy định về sức khỏe đặc biệt không cho phép những trường hợp sau đây được điều khiển xe:
-
Người rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng
-
Người bị rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi của bản thân
-
Người thường xuyên bị chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý
-
Người có thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10
-
Người bị rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây
-
Người bị suy tim độ III trở lên; các bệnh, tật gây khó thở
Những người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay, một bàn chân, hoặc một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn ven (cụt hoặc giảm chức năng) cũng không được phép lái xe.
Hồ sơ đăng ký học lái xe đối với người khuyết tật bao gồm:
a) Đơn đề nghị học và thi sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô theo mẫu quy định.
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cao cấp theo quy định
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. Đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, sau khi học và thi đạt người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1.
Các cơ sở đào tạo ít… “mặn”
Thực tế chưa có cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe nào chuẩn bị cho việc tiếp nhận, đào tạo cho người khuyết. Vì muốn đào tạo người khuyết tật được lái ô tô thì cơ sở phải mua loại xe riêng hoặc hoán cải một số chức năng, bộ phận kỹ thuật của xe và phải qua đăng kiểm kỹ thuật thì mới được đưa ra đào tạo. Chưa kể phải có những giáo viên chuyên biệt mới có thể dạy được người khuyết tật. Ví dụ, nếu cho phép người khiếm thính học lái thì phải có thầy dạy biết “nói” bằng động tác tay, khẩu ngữ… Số người khuyết tật học lái ô tô thì ít mà tiền đầu tư cho một xe chuyên biệt, thầy giáo đặc thù thì lớn nên các cơ sở đào tạo không… mặn.
Thông tư 12 cho phép cơ sở đào tạo, sát hạch sử dụng xe của người khuyết tật để tập lái, dự thi sát hạch!
Người khuyết tật được lái ô tô hay không? Và câu trả lời của Bộ GTVT từ ngày 1/6/2017, người khuyết tật nếu đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe sẽ được tham dự thi lấy bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động.
Điều này được quy định cụ thể trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành để thay thế cho Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017 quy định về việc đào tạo, sát hạch đối với một số trường hợp đặc thù.
Cụ thể tại khoản 2, điều 43 của Thông tư này quy định rằng: Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 (ôtô chở người từ 4-9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.
Theo đó người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo. Phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo; cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái.
Đối với người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo thì cơ sở đào tạo có thể sử dụng xe ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái cho học viên. Ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động dành cho người khuyết tật, tại điều 44 quy định người dự thi sát hạch phải có đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch sẽ sử dụng loại xe này để thi.
Những người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe thi sát hạch. Ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.
Những người khuyết tật để đủ điều kiện tham gia dự thi giấy phép lái xe hạng B1 bắt buộc phải trải qua các bước khám sức khỏe của cơ quan y tế và phải đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe do liên Bộ GTVT – Y tế ban hành.
Do đó, người lái xe hạng B1 phải khai đầy đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ, sau đó mới được khám sâu 8 chuyên khoa lâm sàng như: tâm thần, thần kinh, mắt, tai – mũi – họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết ( đối với phụ nữ sẽ có thêm khoa thai sản).
Quy định về sức khỏe đặc biệt không cho phép những trường hợp sau đây được điều khiển xe:
-
Người rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng
-
Người bị rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi của bản thân
-
Người thường xuyên bị chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý
-
Người có thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10
-
Người bị rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây
-
Người bị suy tim độ III trở lên; các bệnh, tật gây khó thở
Những người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay, một bàn chân, hoặc một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn ven (cụt hoặc giảm chức năng) cũng không được phép lái xe.
Hồ sơ đăng ký học lái xe đối với người khuyết tật bao gồm:
a) Đơn đề nghị học và thi sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô theo mẫu quy định.
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cao cấp theo quy định
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. Đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, sau khi học và thi đạt người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1.
Các cơ sở đào tạo ít… “mặn”
Thực tế chưa có cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe nào chuẩn bị cho việc tiếp nhận, đào tạo cho người khuyết. Vì muốn đào tạo người khuyết tật được lái ô tô thì cơ sở phải mua loại xe riêng hoặc hoán cải một số chức năng, bộ phận kỹ thuật của xe và phải qua đăng kiểm kỹ thuật thì mới được đưa ra đào tạo. Chưa kể phải có những giáo viên chuyên biệt mới có thể dạy được người khuyết tật. Ví dụ, nếu cho phép người khiếm thính học lái thì phải có thầy dạy biết “nói” bằng động tác tay, khẩu ngữ… Số người khuyết tật học lái ô tô thì ít mà tiền đầu tư cho một xe chuyên biệt, thầy giáo đặc thù thì lớn nên các cơ sở đào tạo không… mặn.
Thông tư 12 cho phép cơ sở đào tạo, sát hạch sử dụng xe của người khuyết tật để tập lái, dự thi sát hạch!
Người khuyết tật được đem tới, sử dụng xe của mình để học, dự thi sát hạch nhưng xe đó phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật và đủ các điều kiện quy định hiện hành như có đăng ký, đăng kiểm…