Phóng viên VOVGT trao đổi với ông Nguyễn Mai Bộ, Nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
PV: Thưa ông, dự kiến thì lực lượng y tế chi viện sẽ rút khỏi TP.HCM chậm nhất vào 15/10. Vậy các lực lượng chi viện khác như công an, quân đội, lộ trình rút nên như thế nào?
Ông Nguyễn Mai Bộ: Việc này chắc chắn Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng sẽ có phương án, kể cả sau khi hết dịch cũng còn nhiều việc khác phải làm.
Công an, quân đội cũng sẽ phải được huy động để làm những việc như dọn vệ sinh toàn thành phố và cũng phải có lộ trình để khi rút phải đảm bảo phòng chống dịch cho chính đội ngũ này.
Hơn nữa bà con nhân dân từ Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM về các tỉnh miền Đông miền Tây nam bộ nguy cơ dịch xảy ra ở những tỉnh này đang rình rập.
Vì thế cũng phải dự ứng lực, nếu dịch hạn chế ở những tỉnh này nhưng lại tràn sang các tỉnh khác lúc đấy cũng sẽ cần có những lực lượng, cho nên câu chuyện phòng chống vẫn phải tiếp tục.
PV: Theo ông, các địa phương cần chuẩn bị các kế hoạch ứng phó khi nguy cơ lây nhiễm cao từ những người về từ vùng dịch như thế nào?
Ông Nguyễn Mai Bộ: Phải khẳng định một điều là cuộc di dân như thế là một cuộc di cư nguồn bùng phát bệnh dịch ở những tỉnh này rất lớn. Vì thế các địa phương đã có kế hoạch phòng chống dịch.
Nếu dịch xảy ra công an, quân đội lại vào cuộc, với trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với nhân dân. Bởi theo điều 24 của Luật Quốc phòng 1 trong 6 nhiệm vụ của quân đội, công an, dân quân tự vệ đó là việc tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Ngoài dịch bệnh, bây giờ lại tiếp tục bão lũ, công an, quân đội lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, đó là phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn.
PV: Xin cảm ơn ông!