Bia rượu là thứ nước uống không thể thiếu trong các ngày vui như lễ tết, liên hoan hoặc cúng nhà…Tuy nhiên cũng có rất nhiều người vì vui hết mình mà đã quá chén, khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái say xỉn. Đặc biệt hơn nó còn ẩn chứa rất nguy hiểm về tính mạng con người khi tham gia giao thông. Theo thống kê hàng năm có trên 1000 vụ tại nạn giao thông trên cả nước đã để lại những cái chết thương tâm. Trước tình hình đó chính phủ đã ban hành nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính đối với người sử dụng nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Chính vì điều này đã làm cho nhiều người cảm thấy không được thoải mái và cố tìm cách để đối phó với máy đo nồng độ cồn của cảnh sát giao thông. Vậy thực hư về các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở mà người ta thường nói có đúng hay không? Qua bài viết này bạn sẽ rõ nhé!
Bia rượu là thứ nước uống không thể thiếu trong các ngày vui như lễ tết, liên hoan hoặc cúng nhà…Tuy nhiên cũng có rất nhiều người vì vui hết mình mà đã quá chén, khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái say xỉn. Đặc biệt hơn nó còn ẩn chứa rất nguy hiểm về tính mạng con người khi tham gia giao thông. Theo thống kê hàng năm có trên 1000 vụ tại nạn giao thông trên cả nước đã để lại những cái chết thương tâm. Trước tình hình đó chính phủ đã ban hành nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính đối với người sử dụng nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Chính vì điều này đã làm cho nhiều người cảm thấy không được thoải mái và cố tìm cách để đối phó với máy đo nồng độ cồn của cảnh sát giao thông. Vậy thực hư về các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở mà người ta thường nói có đúng hay không? Qua bài viết này bạn sẽ rõ nhé!
Làm giảm nồng độ cồn trong máu bằng cách ăn một số thực phẩm để ngụy trang.
Một số người tin rằng, các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, kẹo cao su …sẽ có tác dụng làm giảm nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên nhận định này là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi kẹo cao su không thể làm cồn mất đi mà chỉ có thể ngụy trang mùi rượu bằng mùi bạc hà. Vì vậy mẹo này không có tác dụng trước máy đo nồng độ cồn của CSGT.
Uống cà phê hoặc coca
Trong cà phê và những loại nước ngọt có gas như Coca, Pepsi… có các chất kích thích như Cafeine, đường giúp bạn tỉnh táo hơn đôi chút nhưng cũng vô tác dụng trong việc giải rượu.
>>> Xem thêm: nguyên nhân và cách khử mùi trên xe ô tô
Đánh răng, súc miệng trước khi ra về
Có những dân nhậu trước khi ra về liền đánh răng và súc miệng rất kỹ. Họ tin rằng mẹo này sẽ làm giảm đáng kể chỉ số của máy đo. Thực tế, lượng cồn được loại bỏ sau khi đánh răng thực sự chỉ có rất ít. Hơi thở đưa vào máy đo cũng được lấy từ phổi chứ không phải trong khoang miệng. Chưa kể tới việc một số loại nước súc miệng có chứa cồn như Listerine sẽ gây ra tác dụng ngược.
Chiến thuật hít thở
Đã có ý kiến rằng khi ngậm vào máy đo, người vi phạm nên hít vào thay vì thở ra. Lúc này lượng không khí qua máy sẽ là không khí sạch. Nhưng rất tiếc, các nhà sản xuất đã tính toán đến điều này, máy đo nồng độ chỉ hoạt động đối với luồng khí được thổi vào.
Chiến thuật câu giờ
Việc câu giờ trước khi thở vào máy đo không có nhiều tác dụng. Bởi mất rất nhiều thời gian mới chỉ làm cho nồng độ giảm xuống chút ít. Chưa kể hành vi này là phạm luật, không tuân thủ theo hiệu lệnh của CSGT. Người vi phạm sẽ bị xử lý theo mức nặng nhất tương đương trong trường hợp nồng độ cồn quá 0,4 mg/ 1 lít khí thở (phạt 16-18 triệu đối với người lái ô tô).
Bia rượu là thứ nước uống không thể thiếu trong các ngày vui như lễ tết, liên hoan hoặc cúng nhà…Tuy nhiên cũng có rất nhiều người vì vui hết mình mà đã quá chén, khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái say xỉn. Đặc biệt hơn nó còn ẩn chứa rất nguy hiểm về tính mạng con người khi tham gia giao thông. Theo thống kê hàng năm có trên 1000 vụ tại nạn giao thông trên cả nước đã để lại những cái chết thương tâm. Trước tình hình đó chính phủ đã ban hành nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính đối với người sử dụng nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Chính vì điều này đã làm cho nhiều người cảm thấy không được thoải mái và cố tìm cách để đối phó với máy đo nồng độ cồn của cảnh sát giao thông. Vậy thực hư về các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở mà người ta thường nói có đúng hay không? Qua bài viết này bạn sẽ rõ nhé!
Làm giảm nồng độ cồn trong máu bằng cách ăn một số thực phẩm để ngụy trang.
Một số người tin rằng, các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, kẹo cao su …sẽ có tác dụng làm giảm nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên nhận định này là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi kẹo cao su không thể làm cồn mất đi mà chỉ có thể ngụy trang mùi rượu bằng mùi bạc hà. Vì vậy mẹo này không có tác dụng trước máy đo nồng độ cồn của CSGT.
Uống cà phê hoặc coca
Trong cà phê và những loại nước ngọt có gas như Coca, Pepsi… có các chất kích thích như Cafeine, đường giúp bạn tỉnh táo hơn đôi chút nhưng cũng vô tác dụng trong việc giải rượu.
>>> Xem thêm: nguyên nhân và cách khử mùi trên xe ô tô
Đánh răng, súc miệng trước khi ra về
Có những dân nhậu trước khi ra về liền đánh răng và súc miệng rất kỹ. Họ tin rằng mẹo này sẽ làm giảm đáng kể chỉ số của máy đo. Thực tế, lượng cồn được loại bỏ sau khi đánh răng thực sự chỉ có rất ít. Hơi thở đưa vào máy đo cũng được lấy từ phổi chứ không phải trong khoang miệng. Chưa kể tới việc một số loại nước súc miệng có chứa cồn như Listerine sẽ gây ra tác dụng ngược.
Chiến thuật hít thở
Đã có ý kiến rằng khi ngậm vào máy đo, người vi phạm nên hít vào thay vì thở ra. Lúc này lượng không khí qua máy sẽ là không khí sạch. Nhưng rất tiếc, các nhà sản xuất đã tính toán đến điều này, máy đo nồng độ chỉ hoạt động đối với luồng khí được thổi vào.
Chiến thuật câu giờ
Việc câu giờ trước khi thở vào máy đo không có nhiều tác dụng. Bởi mất rất nhiều thời gian mới chỉ làm cho nồng độ giảm xuống chút ít. Chưa kể hành vi này là phạm luật, không tuân thủ theo hiệu lệnh của CSGT. Người vi phạm sẽ bị xử lý theo mức nặng nhất tương đương trong trường hợp nồng độ cồn quá 0,4 mg/ 1 lít khí thở (phạt 16-18 triệu đối với người lái ô tô).
Qua bài viết này bạn có thể hiểu được rằng một số cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở với các mẹo truyền tai nhau chỉ là tin đồn nhảm, không có tác dụng thực tế. Hơn nữa, Luật ban hành nhằm mục đích bảo vệ tính mạng và sức khỏe của chính người tham gia giao thông, không có lý gì phải tìm cách đối phó, lách luật. Vì sự an toàn về tính mạng của bản thân và xã hội, bạn không nên để say xin khi tham gia giao thông nhé.