Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tai nạn giao thông đối với những người lái xe ô tô là do xe bị mất phanh. Cho dù là đối với người lái xe lâu năm hay người mới tập lái thì vẫn có thể gặp phải tình huống này đặc biệt là lúc lơ đãng trong lúc điều khiển xe ô tô sử dụng hộp số tự động. Để đảm bảo an toàn cho người lái xe khi tham gia giao thông, cần tìm hiểu và nắm vững những nguyên nhân khiến xe ô tô mất phanh và cách sử lý khi ô tô bị mất phanh ở phần dưới đây:
NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN Ô TÔ MẤT PHANH
Nguyên nhân khiến xe ô tô mất phanh trước tiên và chính yếu dẫn đến tình trạng mất phanh là do việc lái xe liên tục rà phanh trên những con đường dốc. Lúc đó, nhiệt lượng tỏa ra quá lớn do ma sát giữa đĩa thắng và má phanh sẽ làm cháy má phanh hoặc sôi dầu phanh gây mất áp lực. Lúc này, việc đạp phanh hoàn toàn không có tác dụng, người điều khiển xe phải để phanh nguội dần nó mới hoạt động trở lại.
Nguyên nhân khiến xe ô tô mất phanh thứ hai là còn do hiện tượng mất áp suất dầu từ các vết nứt vỡ đường ống dẫn dầu phanh. Có thể đây là trường hợp khá hy hữu vì đường ống dẫn dầu thường có cấu tạo cực kỳ chắc chắn để chịu được áp suất dầu. Bên cạnh đó, mỗi bánh xe đều có đường ống dẫn dầu riêng trong hợp bị vỡ 1 hoặc 2 ống thì còn ống khác vẫn chạy bình thường
CÁCH XỬ LÝ KHI XE Ô TÔ BỊ MẤT PHANH
Theo kinh nghiệm lái xe khi mất phanh của tài xế chia sẻ là phản ứng đầu tiên của người lái xe khi gặp phải sự cố xe mất phanh đó là sự hoảng loạn và không biết phải xử lý như thế nào. Và theo kinh nghiệm của tài xế thì cách xử lý khi xe ô tô bị mất phanh quan trọng nhất là phải giữ thật bình tĩnh để giải quyết và vượt qua thật nhanh, vì nếu không giữ được sự bình tĩnh thì sẽ dẫn đến việc thực các bước sau sẽ chậm trễ và thiếu chính xác. Vì vậy, giữ sự bình tình là yếu tố đầu tiên dành cho người cầm lái khi bị mất phanh cần thực hiện.
Sau khi đã giữ được sự bình tĩnh, cần gấp rút thao tác nhả chân ga và nhồi bàn đạp phanh liên tục. Nếu yếu tố là do dầu rỏ rỉ trong hệ thống phanh sẽ làm cho xe giảm tốc độ khá nhiều. Chú ý thao tác này phải được thực hiện nhanh và đồng nhiệp
Kế tiếp hãy quan sát giao thông, tránh nơi đông người, đông xe máy và những người đi bộ. Bật đèn xi nhan cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi để tạo sự chú ý để mọi người và các phương tiện xung quanh biết mối nguy hiểm,đồng thời người điều khiển xe cần mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp. Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe đánh từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc. Tuy nhiên không nên làm ở tốc độ cao bởi có thể lật xe.
Trong từ 3 đến 4 giây, gấp rút giảm tốc độ bằng phanh động cơ bằng cách trả về số thấp hơn. Trong trường hợp bạn dùng xe số tự động thì không nên áp dụng phương pháp này vì có thể làm vỡ hợp số và sẽ gây ra hiện tượng trầm trọng hơn,thay vào đó ta sử dụng phanh tay hay phanh đỗ sẽ giúp xe giảm tốc và hãy tìm cách tránh va chạm như bấm còi và lách qua những chiếc xe trước mặt. Khi xe dừng lại động cơ xe cần được tắt ngày và gọi cho hỗ trợ, tuyệt đối không được tiếp tục lái cho tới khi phanh được sửa chữa.
Sau bài viết về cách xử lý khi xe ô tô bị mất phanh và những kinh nghiệm lái xe mất phanh của các tài xế chia sẻ, tôi tin rằng mọi người lái xe dù lâu năm hay mới biết lái sẽ tự tin và làm chủ tay lái của mình tốt nhất khi tham gia giao thông và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi gặp phải những sự cố bất ngờ.