Có một sự thật mà đa số những người lái xe đều dễ dàng nhận thấy là khi chúng ta giữ khoảng cách với xe phía trước, thường hay bị các lái xe thiếu ý thức khác chen vào hoặc tạt đầu để giành đường.
Điều này khiến nhiều lái xe tỏ ra khó chịu và sẽ phớt lờ quy luật giữ khoảng cách giữa các xe, để bám đuôi theo sau các xe trước nhằm không bị người khác chen ngang.
Việc tham gia giao thông ở trong thành phố, thói quen bám đuôi có thể không quá nguy hiểm vì tốc độ không cao nhưng nếu mang thói quen này đi ra cao tốc, quốc lộ hay xa lộ (nơi mà tốc độ thường ở mức 80 – 100km/h, thậm chí có nơi 120km/h) thì lại vô cùng nguy hiểm vì không thể làm chủ được tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Chưa kể đến việc, khi phanh gấp với tốc độ cao phải mất một đoạn để xe có thể dừng lại. Hay thậm chí trong tình huống một xe phanh gấp dẫn đến các xe phía sau không xử lý kịp và tạo nên các vụ va chạm liên hoàn, dồn toa…
Việc duy trì khoảng cách an toàn sẽ giúp cho các lái xe có đủ thời gian đạp phanh, dừng xe hoặc chuyển làn mà không xảy ra va chạm, thậm chí việc giữ khoảng cách cũng tạo tầm nhìn quan sát tốt cho lái xe vì không bị xe trước che khuất tầm nhìn.
Một tình huống bất ngờ trên cao tốc và sự quan trọng khi giữ khoảng cách (Nguồn: ANG News)
Quy tắc “3 giây”
Là khoảng thời gian cần thiết để lái xe dừng xe an toàn sau khi đạp phanh, dựa trên các tính toán tổng hợp về tốc độ phản xạ của người lái, quán tính của xe sau khi phanh để xe có thể dừng lại hoàn toàn và tránh được va chạm. Quy tắc này dựa trên đường tiêu chuẩn và điều kiện thời tiết tốt.
Nhưng nếu gặp thời tiết xấu, tầm quan sát của lái xe bị hạn chế do trời mưa, sương mù… bắt buộc phải tăng gấp đôi thời gian lên, bằng cách kéo dài khoảng cách đối với xe phía trước.
Hầu hết trên đường cao tốc hay quốc lộ đều có biển báo nhắc nhở cũng như miêu tả khoảng cách để lái xe căn cứ vào đó duy trì khoảng cách an toàn. Song, không phải lúc nào lái xe cũng có thể nhìn thấy những bảng hiệu này.
Do vậy mà trong Luật cũng đã quy định rõ về khoảng cách tối thiểu mà các xe cần giữ khoảng cách. Theo Điều 12 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn giữa 2 xe (kể cả ô tô, xe máy) phụ thuộc vào tốc độ lưu hành, cụ thể:
*Lưu ý, trong điều kiện thời tiết xấu có mưa, sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, lái xe nên điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo.
Ngoài ra, các lái xe có thể ước lượng khoảng cách khi nhìn vào các cột khoảng cách bên đường.