Tâm lý ban đầu lo sợ là khó tránh khỏi. Thế nhưng bạn cứ mãi để tâm lý ấy dồn ép mình mãi thì cũng không được. Đội ngũ hướng dẫn lái xe của Lập Phương Thành đã gặp nhiều trường hợp học viên như thế. Vậy làm thế nào để giải quyết, triệt tiêu tâm lý "ngại" cầm vô lăng này.
Tâm lý lo sợ lái xe
"Em mới lấy bằng ô tô số sàn B2 thì có nên vào hãng Taxi để dợt tay hay thuê xe ạ. Mà em chạy ngoài đường thì tâm lý hay sợ và chạy chậm làm phiền xe sau. Một điều nữa là em lấy nhiều về bên phải khi có xe chạy ngược chiều. Trong lúc học thầy bảo phải lấy về bên trái, làm sao loại bỏ được tâm lý đó ạ?"
"Em cầm vô lăng lên là toát mồ hôi hột. Lái xe ra đường là gặp phải trở ngại tâm lý. Phải xử lý thế nào? Đi ra làm sao cho đúng? Rất nhiều thứ nữa. Em lên các Group về ô tô thì thấy cảnh tai nạn thường xuyên nên càng sợ lái xe hơn. Thầy có cách nào hỗ trợ em với ạ."
"Vợ em mới học lái, nên em cũng cố giành thời gian chỉ dẫn. Thế nhưng luyện mãi vợ vẫn căn lệch. Em không có thời gian nhiều để hướng dẫn vợ em luyện tập, vợ luyện tập một mình thì em không an tâm. Định nhờ trung tâm hỗ trợ em phần này."
Vượt qua tâm lý lo sợ lái xe
Thực ra tâm lý lo sợ là điều hiển nhiên của người lái xe:
1. Xe mới và bằng lái mới nên không dám chạy sợ trầy xước "vợ lẻ"
2. Tay lái yếu, thiếu tự tin, không dám lái xe ra phố
3. Thấy tai nạn nhiều do lái xe nên nản
Và còn rất nhiều lý do khác. Các bạn học viên đang học và đã học xong khóa học đào tạo lái xe ở các trung tâm đều như vậy. Dĩ nhiên mới đầu chạy ai cũng run, kỹ thuật không thể ngày một, ngày hai rèn luyện hết được. Dù trung tâm đào tạo có đào tạo học viên bài bản đến thì nó vẫn chỉ là kiến thức "ở đó", việc còn lại là học viên hoặc người lái xe phải rèn luyện thường xuyên.
Tăng cường luyện tập
Nếu kỹ thuật lái xe chưa vững thì phải tìm nơi vắng người để luyện tập cho chuẩn. Miễn cẩn thận, đúng luật, bình tĩnh là được. Hoặc tốt nhất là sử dụng dịch vụ học lái xe ở trung tâm, để có sân bãi tập hoành tráng. Còn nếu muốn lái xe an toàn ra đường thì bạn phải nhờ để thầy, người có kinh nghiệm hướng dẫn, để giải quyết dứt điểm vấn đề đó. Tránh lang man mất thời gian mà cũng không giải quyết được gì.
Đa phần mọi người đều chọn đến bổ túc tay lái để cứu cánh. Thứ nhất là tiện lợi, thứ hai là học nhanh, thứ ba là tạo cảm giác an toàn. Khi có thầy, người có kinh nghiệm bên cạnh thì an tâm hơn nhiều. Và đa phần các học viên được bổ túc tay lái thì sau 3 - 5 buổi là tâm lý ổn định và lái xe ra đường phà phà.
Còn chú tài nào xe mới tậu không dám chạy thì nên thuê xe để lái cho quen tay. Thấy ổn thì hãy cưỡi xe mới ra đường!