Khóa học lái
Khóa học lái

Trung Tâm Dạy Nghề Và Sát Hạch Lái Xe Lập Phương Thành xin trân trọng gửi lời chào hợp tác và lời chúc thành công nhất tới Quý học viên và đối tác ! Trung Tâm Dạy Nghề Và Sát Hạch Lái Xe Lập Phương Thành sau nhiều năm chuẩn bị cơ sở vật chất đã chính thức đi vào hoạt động ngày 8 tháng 4 năm 2010. Là Trung tâm dạy lái xe có sân thi sát hạch đạt chuẩn đầu tiên tại Hải Dương.

---------------ĐĂNG KÝ NGAY--------------- Xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc.
---------------ĐĂNG KÝ NGAY--------------- Cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau:...
---------------ĐĂNG KÝ NGAY--------------- Cấp cho người hành nghề hoặc không hành nghề lái xe....
---------------ĐĂNG KÝ NGAY--------------- Cấp cho người hành nghề lái xe tải

Xe máy - ĐI XE MÁY, VÀO CUA THẾ NÀO CHO AN TOÀN?

Ngày đăng: 04:47 19/12/2018
Lượt xem: 1.065
Việc lái vào khúc cua an toàn đòi hỏi cao ở sự thận trọng và kỹ thuật điều chỉnh của người điều khiển. Bạn cần nắm rõ các quy tắc, bởi những khúc cua rất dễ là địa điểm “tử thần” gây tai nạn.

Ôm cua bao gồm những lúc các phương tiện rẽ trái, rẽ phải hoặc đi qua các khúc đường vòng như đi qua đèo, núi…

Khúc cua có nhiều điểm bất lợi cho người lái xe máy vì là đường có độ cong nên khó quan sát hay bắt buộc người và phương tiện xe phải có độ nghiêng. Cũng bởi những khó khăn này, nên nếu người lái xe mà thiếu quan sát, ôm cua gắt thì xe dễ bị ngã hoặc đâm vào các đối tượng khác trên đường.

Quan sát

Quan sát là yếu tố hết sức quan trọng cho việc thực hiện ôm cua an toàn. Trước khi quẹo cua, trước hết đầu và mắt hướng về phía góc cua để quan sát và định hướng cho người và xe.

anh-24.jpgQuan sát là yếu tố hết sức quan trọng cho việc thực hiện ôm cua an toàn

Dù cho bạn đang chạy chậm hoặc nhanh, hết sức tránh việc thay đổi hướng đi đột ngột bởi khi bạn thay đổi hướng đi đột ngột bạn sẽ không tránh được các xe đi cùng chiều và ngược chiều. Thiếu quan sát sẽ không thể giúp bạn giữ thăng bằng đồng thời không tránh được chướng ngại vật.

Chú ý sự xuất hiện của xe đi ngược chiều. Tại các khúc cua, thường có nguy cơ xe đi ngược chiều lấn vạch phân cách trên đường. Do đó, khi điều khiển xe phải luôn chú ý hướng tầm nhìn đến mức tối đa sao cho có thể phát hiện được nhanh nhất tình trạng đường sá và các phương tiện giao thông đi ngược chiều.

Giảm tốc độ

Lực ly tâm ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ôm cua của xe máy. Tốc độ càng cao thì bạn càng cần phải có quãng đường cua rộng hơn hoặc phải ôm cua sát hơn.

Untitled-1-3.jpgĐể an toàn, bạn chỉ nên ôm cua ở tốc độ dưới 40 km/h

Để an toàn, bạn chỉ nên ôm cua ở tốc độ dưới 40 km/h, bởi bạn không phải là chuyên gia và cũng không được tập luyện cho những pha ôm cua ở tốc độ cao. Sau khi ôm hết đoạn cua, hãy tăng tốc.

Hãy luôn nhớ, thời tiết và điều kiện mặt đường ảnh hưởng tới khả năng cua của bạn. Trời mưa hay đường trơn trượt, cát hay đất, hãy giảm tốc độ đến mức thấp nhất có thể để vào cua, để đảm bảo an toàn.

Sử dụng phanh

Cần tuyệt đối tránh việc vừa ôm cua vừa sử dụng phanh. Việc này sẽ khiến bạn dễ dàng mất lái và trượt ngã bởi hiện tượng trượt bánh do bó cứng phanh bánh trước hoặc bánh sau.

Nếu phải sử dụng phanh, hãy phanh nhẹ nhàng, phanh đều cả bánh trước bánh sau, tuyệt đối không phanh bất ngờ. Có thể sử dụng phanh bóp nhả liên tục để giảm tốc, để bánh xe không bị bó cứng.

3 cách nghiêng người khi ôm cua

xemay-2.jpgNghiêng cùng xe - Nghiêng trong xe và nghiêng ngoài xe

Nghiêng cùng xe

Nghiêng đều là khi bạn vào cua, cả người và xe bạn đều nghiêng so với mặt đường. Nói cách khác, người và xe bạn nằm trên một trục và cùng nghiêng một góc so với mặt đường.

Đây là cách cua tự nhiên, đơn giản, ai đi xe máy cũng đều thực hiện dù có ý thức hay vô thức.

Cách cua này hoàn toàn tự nhiên nên cũng dễ luyện tập, thông dụng nhất, tuy nhiên không có ưu điểm nào nổi trội. Đây là cách ôm cua cơ bản, sử dụng được trong bất cứ tinh huống nào.

Nghiêng trong xe

Với cách cua này, khi bạn ôm cua, người bạn sẽ nghiêng sang bên cần rẽ nhiều hơn xe. Như vậy xe sẽ có độ bám đường cao hơn do ít nghiêng, qua đó an toàn hơn.
Cách ôm cua này thường sử dụng trong thời tiết mưa, đường trơn trượt, đường dốc. Đây là cách cua có độ an toàn cao nhất.

Bạn cũng có thể sử dụng cách ôm cua này khi muốn có góc quan sát lớn hơn để vượt ô tô trong một số trường hợp. Nghiêng người và cua nhẹ để quan sát phía trước ô tô, chọn thời điểm thích hợp để tăng ga vượt xe.

Nghiêng ngoài xe

Đè mạnh xe sang bên cần ôm cua để xe nghiêng một góc lớn, đồng thời giữ người nghiêng ít hơn xe để lấy cân bằng.

Cách ôm cua này khiến bạn có thể ôm được những góc cua gấp, với tốc độ cao hơn. Tất nhiên phương pháp này cũng nguy hiểm hơn, bạn sẽ phải thực hành rất nhiều nếu muốn thực hiện được cách ôm cua này ở tốc độ cao. Lốp xe tốt và hệ thống giảm xóc hoạt động trơn tru sẽ tăng độ an toàn đáng kể.

Bình luận Facebook
Các bài viết khác

Xe máy - Bỏ túi kinh nghiệm lái xe côn tay

19/09/2018 1.649 lượt xem
Lái xe côn tay như thế nào? Dưới đây là những kinh nghiệm lái xe côn tay giúp bạn chinh phục được những chiếc "chiến mã" một cách dễ dàng. Chi tiết

Xe máy - Kinh nghiệm đi xe máy an toàn trong mưa bão

19/09/2018 1.447 lượt xem
Đội mũ bảo hiểm, giữ khoảng cách an toàn, đi chậm, quan sát kỹ... là những kinh nghiệm nằm lòng khi đi xe máy trong trời mưa bão. Chi tiết

Xe máy - Nguyên tắc vàng để lái xe máy an toàn

19/09/2018 1.487 lượt xem
Mỗi loại xe máy có một cấu tạo kỹ thuật, đặc điểm vận hành với ưu, khuyết điểm riêng, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu về cấu tạo xe và thành thục những kỹ năng vận hành khác nhau. Người điều khiển phải biết kết hợp tăng ga, bóp côn và vào số nhịp nhàng. Xe phân khối lớn và xe ga thường có trọng lượng nặng hơn xe số, vì thế, cách ôm cua an toàn nhất là phải nghiêng người lợi dụng sự thăng bằng của thân xe để cua (không nên dùng tay lái như xe số vì trọng lượng xe nặng, dễ bị văng ra khỏi xe). Chi tiết

Xe máy - Kinh nghiệm lái xe máy an toàn và tiết kiệm xăng

19/09/2018 1.395 lượt xem
Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến tại Việt Nam nên hầu hết mọi người đều có kinh nghiệm lái xe máy. Tuy nhiên, kinh nghiệm lái xe máy như thế nào để vừa an toàn vừa tiết kiệm xăng không phải ai cũng biết.... Chi tiết

Xe máy - Làm thế nào để đi xe máy an toàn trong nội thành

19/09/2018 1.841 lượt xem
Đi làm về, đọc báo hôm 12/8/2011 thấy có tin một thanh niên còn rất trẻ chết thảm dưới gầm xe khách ở đường Phạm Hùng, Hà Nội. Thương tâm, đáng thương quá. Lại va vào xe máy khác, ngã vào ôtô to cán... Những vụ như thế này quá nhiều và tần xuất không giảm, cứ thỉnh thoảng lại cán người và chết, hết Hà Nội lại Đà Nẵng, rồi TP HCM. Đó là những TP lớn họ đưa tin, còn ở tỉnh, ở quốc lộ, không kể hết. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm khi đi xe máy trong thành phố và hy vọng có thể giúp ích cho mọi người. Chi tiết
Xe máy
---------------ĐĂNG KÝ NGAY--------------- Xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc.
Hạng xe B1 (số tự động)
---------------ĐĂNG KÝ NGAY--------------- Cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau:...
Hạng xe B2 (số sàn)
---------------ĐĂNG KÝ NGAY--------------- Cấp cho người hành nghề hoặc không hành nghề lái xe....
Hạng xe C
---------------ĐĂNG KÝ NGAY--------------- Cấp cho người hành nghề lái xe tải